Bạn có biết rằng từ lúc các bức ảnh
điện tử ra đời, đã có rất nhiều định dạng cũng được "khai
sinh"? Mỗi loại định dạng ảnh đều có những sắc thái và cách
sử dụng hoàn toàn khác nhau. Trong đó, JPG, PNG và GIF là 3 loại định
dạng ảnh số phổ biến nhất. Tại sao chúng lại phổ biến? Lý do là vì
tính tương thích của chúng với các trình duyệt web hiện đại ngày
nay, thích hợp với việc truyền dữ liệu băng thông rộng và nhu cầu trung bình
của người dùng. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về 3
định dạng ảnh phổ biến nhất trên thế giới cùng với điểm mạnh và
điểm yếu của chúng.
1. JPG (Joint Photographic Experts Group)
JPG là 1 định dạng ảnh được phát triển
bởi JPEG với mục đích là trở thành định dạng chuẩn cho các nhiếp
ảnh gia chuyên nghiệp. Cũng giống như phương thức nén file ZIP là tìm
các phần thừa của dữ liệu để nén, JPG chia nhỏ bức ảnh thành những
vùng nhỏ hơn. Một khi đã dùng phương thức JPG để nén ảnh, bạn sẽ
không thể nào trở lại trạng thái ban đầu. Thường thì công nghệ này
chỉ được dùng với mục đích lưu trữ nhiều bức ảnh trong 1 khoảng
nhỏ, chứ không dùng để chỉnh sửa ảnh.
JPG đã trở thành định dạng phổ biến
nhất trên Internet bởi vì công nghệ nói trên có thể nén ảnh rất
nhiều. Giả sử bạn có 1 bức ảnh có kích thước 1MB, bạn hoàn toàn
có thể nén nó xuống 500KB hay 100KB, đó chính là lợi thế của JPG.
Cận cảnh bức JPG chất lượng cao.
Khi nén ảnh bằng công nghệ JPG thì chất
lượng hình ảnh sẽ giảm đi rất rõ rệt, vì thế công nghệ này không
thích hợp để lưu các bức họa. Cho dù là để ở chất lượng nén JPG
tốt nhất thì bức ảnh vẫn bị thay đổi 1 chút. Không chỉ vậy, mỗi lần
bạn copy hay lưu 1 bức ảnh JPG, chất lượng bức ảnh đó sẽ bị giảm đi.
Khi chất lượng hình ảnh bị sụt giảm đi thì ta sẽ thấy những điểm
mờ giữa các khối màu, sự mất nét của các vùng ảnh.
Cận cảnh bức JPG chất lượng thấp.
2. GIF (Graphics Interchange Format)
GIF, cũng như JPG, là một định dạng đã
có tuổi đời lâu năm và thường được sử dụng kết hợp cùng với mạng
Internet. GIF có thể được dịch ra là “Định dạng trao đổi hình ảnh”
và áp dụng phương thức nén LZW giống hệt như định dạng ảnh TIFF sử
dụng.
GIF là một tập tin màu 8-bit, có nghĩa
là hình ảnh mà tập tin cho ra bị giới hạn bởi 1 bảng gồm 256 màu
sắc. Có 2 điều đặc biệt về định dạng GIF đó là tập tin có khả năng
lưu lại màu trong suốt và hỗ trợ hình ảnh động.
Tập tin GIF dùng nén dữ liệu bảo toàn trong đó
kích thước tập tin có thể được giảm mà không làm chất lượng hình ảnh kém đi
(cho những hình ảnh có ít hơn 256 màu). Số lượng tối đa 256 màu làm cho định dạng
này không phù hợp cho các hình chụp (thường có nhiều màu sắc), tuy nhiên các kiểu
nén dữ liệu bảo toàn cho hình chụp nhiều màu cũng có kích thước quá lớn đối với
truyền dữ liệu trên mạng hiện nay.
Định dạng JPEG là dạng nén dữ liệu thất thoát
có thể được dùng cho các ảnh chụp, nhưng lại làm giảm chất lượng cho các bức vẽ
ít màu, tạo nên những chỗ nhòe thay cho các đường sắc nét, đồng thời độ nén
cũng thấp cho các hình vẽ ít màu. Như vậy, GIF thường được dùng cho sơ đồ, hình
vẽ nút bấm và các hình ít màu, còn JPEG được dùng cho ảnh chụp.
3. PNG (Portable Network Graphics)
PNG là dạng hình ảnh sử dụng phương pháp nén dữ
liệu mới mà không làm mất đi dữ liệu gốc. PNG được tạo ra nhằm cải thiện và
thay thế định dạng ảnh GIF. PNG là định dạng tập tin tuyệt vời cho các
ảnh số trên mạng Internet bởi vì PNG hỗ trợ màu trong suốt trong tất
cả các trình duyệt web với những tính năng mà GIF không có.
Khả năng hỗ trợ màu trong suốt của PNG.
PNG hỗ trợ màu 8-bit giống như GIF, đồng
thời cũng hỗ trợ màu 24-bit RGB như JPG. Khi bạn nén một bức ảnh
bằng định dạng PNG, bức ảnh đó sẽ không hề bị giảm chất lượng.
Chính vì thế dung lượng các bức ảnh PNG rất lớn, lớn nhất trong 3
loại định dạng trong bài viết này. Nhược điểm của ảnh dạng PNG đó
là không được hỗ trợ trên các trình duyệt web cũ kĩ, không phổ biến
nhiều bằng JPG.
4. Tổng kết
PNG, GIF và JPG là 3 định dạng ảnh phổ
biến nhất trên Internet hiện nay và tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi
người mà chúng ta sẽ sử dụng chúng. PNG hỗ trợ màu trong suốt tốt,
giữ được chất lượng ảnh tốt. GIF hỗ trợ tốt các ảnh động và ảnh
8-bit. JPG được áp dụng rộng rãi trong nghề nhiếp ảnh và các bức hình
trên Internet, tuy nhiên hãy cẩn thận vì định dạng này sẽ làm giảm
chất lượng bức ảnh sau mỗi lần lưu trữ.
8bit 16bit 32bit nó chỉ độ sâu
màu, hay nói đơn giản hơn chính là số màu có thể thể hiện được trong một bức ảnh.
8bit nghĩa là nó thể hiện được
256 bước màu trong 1 bức ảnh, 8 ở đây hiểu là 2 Mũ 8.
Tương tự 16 bit = 65536 màu, 32
bit = 16777216 màu (Chú thích thêm là số dãi màu trên 1 kênh màu nhá).
Như thế, nếu D700 14bit thì xử lý
trên 16 bit, sau làm hoàn chỉnh thì trước khi xuất ra lúc đó mới chuyển xuống 8
bit.
Tất nhiên làm 16 bit sẽ nặng hơn
rất nhiều. Nếu xài PS quá cũ thì các tính năng không hỗ trợ xử lý 16 bit.
Lý do : trong quá trình xử lý có
thể làm mất khác nhiều bước màu. Bạn cứ test thử xử lý 1 tấm 8 bit lưu action lại,
sau đó cũng tấm đó chạy action ở 16 bit rùi chuyển xuống 8 bit(tấm nào xử lý
nhiều nhiều 1 chút). Sau đó so sánh, nếu bạn thấy sự khác nhau hoặc không khác
nhau, thì bạn biết mình nên xài cái nào.
---THE END---
0 comments:
Post a Comment